1800.6229 Tổng đài miễn phí
1800.6229 Tổng đài miễn phí
Hệ thống 08 cửa hàng
  • 291 Đường 3 Tháng 2, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
  • 396 Nguyễn Thị Thập, P Tân Quy, Q 7, HCM
  • 50 Trần Quang Khải, P Tân Định, Q 1, HCM
  • 43 Lê Văn Việt, P Hiệp Phú, Q 9, HCM
  • 437 Quang Trung, P 10, Q Gò Vấp, HCM
  • 421 Hoàng Văn Thụ, P 2, Q Tân Bình, HCM
  • 666-668 Lê Hồng Phong, P 10, Q 10, HCM
  • 488 Phạm Văn Thuận, P Tân Mai, Biên Hòa, ĐN

Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ: Nên chọn thẻ nào?

Avatar adminTrieu Vy   Ngày đăng: 27-03-2024Cập nhật: 27-03-2024

Khác biệt giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ: Chọn thẻ nào thì phù hợp?

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là hai loại thẻ thanh toán không tiền mặt phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có không ít người nhầm lẫn về đặc điểm và chức năng của hai loại thẻ này. Trong bài viết hôm nay, XTmobile sẽ giúp bạn phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ một cách chi tiết nhất. Không để bạn đọc đợi lâu, cùng xem ngay nhé! 

Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ còn được gọi là thẻ thanh toán hoặc Debit Card. Thẻ được liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn. Theo đó, số tiền có trong thẻ là bao nhiêu thì bạn tiêu bấy nhiêu. Khi bạn thực hiện giao dịch, số tiền sẽ được trừ ngay lập tức từ tài khoản.

Thẻ ghi nợ

Hiện nay, có 2 loại thẻ ghi nợ được sử dụng rộng rãi là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: Có phạm vi sử dụng gói gọn trong quốc gia. Bạn có thể sử dụng loại thẻ này để thanh toán khi mua hàng ở các siêu thị, nhà hàng, mua sắm online...trong nước. Tùy theo chính sách của từng ngân hàng mà mức phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa sẽ khác nhau.
  • Thẻ ghi nợ quốc tế: Cách thức hoạt động tương tự như thẻ ghi nợ nội địa nhưng phạm vi sử dụng ở mức toàn cầu. Khác với thẻ nội địa, khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế sẽ phải chịu một khoản phí nhất định.

Thẻ tín dụng là gì? 

Thẻ tín dụng hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Credit Card. Về bản chất, thẻ tín dụng cho phép bạn mượn tiền từ ngân hàng để chi tiêu và thanh toán sau. Số tiền này sẽ phải được hoàn trả trong một khoảng thời gian nhất định, thường kèm theo lãi suất nếu không thanh toán đúng hạn.

Thẻ tín dụng

Có 2 loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế:

  • Thẻ tín dụng nội địa: Loại thẻ này chỉ có thể sử dụng để thanh toán trong phạm vi quốc gia. 
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Thực hiện thanh toán cả ở trong lẫn ở ngoài nước.

Bảng phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Để bạn đọc phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ một cách dễ dàng hơn, XTmobile đã tổng hợp toàn bộ thông tin quan trọng của hai loại thẻ này trong bảng dưới đây.

Tiêu chí so sánh Thẻ tín dụng  Thẻ ghi nợ
Đặc điểm nổi bật Chi tiêu trước, trả tiền sau Nạp tiền trước, chi tiêu sau
Cấu tạo thẻ mặt trước
  • Dòng chữ “Credit".
  • Tên và logo ngân hàng + logo tổ chức liên kết phát hành (Visa, Mastercard, JCB). 
  • Tên chủ thẻ.
  • Số thẻ.
  • Thời gian hiệu lực của thẻ.
  • Dòng chữ “Debit"
  • Tên và logo ngân hàng + logo tổ chức liên kết phát hành (Visa, Mastercard, Napas). 
  • Tên chủ thẻ.
  • Số thẻ.
  • Thời gian hiệu lực của thẻ.
Cấu tạo thẻ mặt sau
  • Dải băng từ chứa số bảo mật CVV/CVC.
  • Ô chữ ký dành cho chủ thẻ
  • Dải băng từ chứa thông tin được mã hoá.
  • Thông tin của ngân hàng phát hành thẻ.
Chức năng
  • Rút tiền mặt.
  • Thanh toán online và offline.
  • Trả góp lãi suất thấp từ 0%.
  • Rút tiền mặt.
  • Chuyển tiền online.
  • Thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay tiền mặt.
  • Chuyển tiền tại cây ATM và phòng giao dịch.
  • Gửi tiết kiệm.
Điều kiện mở thẻ
  • Công dân Việt Nam trên 18 tuổi: Có giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND/Hộ chiếu, bản sao sổ hộ khẩu,...) và giấy chứng minh thu nhập (sao kê bảng lương, hợp đồng lao động).
  • Người nước ngoài trên 18 tuổi cư trú tại Việt Nam trên 12 tháng: Có các giấy tờ để chứng minh thời hạn cư trú hợp pháp tại Việt Nam (hộ chiếu, thị thực, giấy chứng nhận miễn thị thực nhập cảnh, giấy chứng nhận hoặc thẻ tạm trú) và và giấy chứng minh thu nhập.
  • Công dân Việt Nam trên 15 tuổi: Cần có CCCD/CMND/Hộ chiếu.
  • Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam trên 12 tháng: Có các giấy tờ để chứng minh thời hạn cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Phạm vi sử dụng Trong và ngoài nước Trong và ngoài nước
Biểu phí
  • Phí rút tiền mặt: Khoảng 4% trên tổng số tiền giao dịch hoặc theo quy định của từng ngân hàng.
  • Phí thường niên: Giao động từ 500.000đ - 2.000.000đ tùy hạn mức thẻ và ngân hàng phát hành thẻ.
  • Phí rút tiền: Chỉ từ 0 - 1.000đ tại ATM của ngân hàng hoặc từ 3.000đ - 10.000đ tại ATM khác ngân hàng.
  • Phí thường niên: Từ 100.000đ - 150.000đ tùy hạng thẻ và ngân hàng phát hành thẻ.
Lãi suất Lãi suất từ 20 - 40%/năm khi thanh toán dư nợ chậm Không có lãi suất khi rút tiền mặt tại cây ATM
Hạn mức thẻ Quy định hạn mức giao dịch tùy theo chính sách của từng ngân hàng.

So sánh ưu, nhược điểm của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều có những ưu, nhược điểm riêng của chúng. Hãy cùng xem qua bảng so sánh dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về hai loại thẻ này nhé! 

Tiêu chí so sánh Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ
Ưu điểm
  • Đa dạng chức năng: Có thể được sử dụng để thanh toán online và offline, rút tiền mặt và trả góp.
  • Nhiều chương trình ưu đãi: Thẻ tín dụng thường có các ưu đãi như giảm giá, hoàn tiền, tích điểm đổi thưởng và các đặc quyền sử dụng dịch vụ khác.
  • Tài chính linh hoạt: Thẻ tín dụng có thể giải quyết nhu cầu tài chính tạm thời với cơ chế “chi trước trả sau”.
  • Thủ tục đăng ký đơn giản: Thẻ ghi nợ được đánh giá là loại thẻ có quy trình và thủ tục mở đơn giản nhất.
  • Có chức năng chuyển khoản: Bạn có thể dễ dàng chuyển khoản cho người khác bằng những thao tác đơn giản ngay tại cây ATM hoặc qua các ứng dụng internet banking.
  • Phí sử dụng thấp: Biểu phí sử dụng thẻ ghi nợ thấp, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.
  • Dễ dàng thay đổi hạn mức rút tiền: Chủ thẻ có thể điều chỉnh mức tăng hoặc giảm qua ngân hàng số.
Nhược điểm
  • Biểu phí sử dụng cao: Thẻ tín dụng có biểu phí sử dụng cao hơn so với thẻ ghi nợ.
  • Không có tính năng chuyển khoản:  Đây là quy định nhằm kiểm soát dư nợ, tránh gian lận tài chính và phòng trừ khả năng không thể trả nợ từ khách hàng.
  • Có bao nhiêu, xài bấy nhiêu: Chủ thẻ chỉ có thể chi tiêu đúng số tiền mà mình đã nạp vào trước đó:
  • Ít chương trình ưu đãi: Thẻ ghi nợ thường có ít ưu đãi và quà tặng hơn so với thẻ tín dụng.

Nên mở thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ?

Quyết định mở thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ sẽ tùy thuộc vào thói quen chi tiêu và nhu cầu sử dụng của mỗi người:

  • Nếu bạn chỉ cần thanh toán cho các nhu cầu cơ bản và mong muốn chủ động sử dụng nguồn tiền của bạn thân thì nên chọn thẻ ghi nợ (Debit card).
  • Nếu bạn có kế hoạch tài chính rõ ràng, có mục đích chi tiêu lớn và nguồn thu nhập ổn định thì nên tận dụng nguồn vốn từ ngân hàng thông qua việc mở thẻ tín dụng (Credit card).

Nên mở thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ?

Câu hỏi thường gặp khi mở thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Một người có thể mở cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ không?

Một khách hàng hoàn toàn có thể mở cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Trong đó, mỗi loại thẻ lại có nhữn chức năng và lợi ích bổ sung cho nhau, đem đến trải nghiệm thanh toán tốt nhất. Nếu có kế hoạch tài chính cụ thể, việc sử dụng song song hai loại thẻ sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả hơn.

Thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ an toàn hơn?

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều có độ an toàn như nhau, bởi chúng đều được tích hợp những công nghệ bảo mật tiên tiến nhất từ các ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thẻ nào cũng đều cần sự cẩn trọng và bảo vệ thông tin cá nhân để tránh rủi ro mất mát tài chính.

Kết luận

Như vậy, XTmobile đã giúp bạn đọc phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, đồng thời chỉ ra những ưu nhược điểm mà hai loại thẻ này đem lại cho người dùng. Là một người tiêu dùng thông thái, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn loại thẻ phù hợp với mục tiêu và lối sống của mình.

Xem thêm:

XTmobile.vn

X Đóng
Nhập thông tin của bạn

Lên trên
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...
Trang chủ
Danh mục
Hotline
Cửa hàng